Menu

Thông báo

Truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 25

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 4607

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 99940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7550230

Quảng cáo


Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

HỘI THẢO QUỐC TẾ

Thứ hai - 29/02/2016 02:56
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ĐỨC Ở VIỆT NAM - TƯƠNG LAI VÀ TRIỂN VỌNG“
“Dạy và học tiếng Đức tại Việt Nam - Tương lai và triển vọng“ là chủ đề Hội thảo khoa học Quốc tế do Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức và được Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tài trợ. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 16 và 17/ 9/2011 tạiTrường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG HN.
Tham dự Hội thảo có trên 110 đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện cho các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng đông đảo các các giảng viên, giáo viên giảng dạy Ngôn ngữ Đức của các bậc học, các trung tâm đào tạo tiếng Đức trong cả nước (Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Đại học Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Goethe, Trung tâm Việt - Đức, Ủy ban Giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài, các trường THCS, THPT có giảng dạy tiếng Đức...). Đặc biệt Hội thảo có sự tham dự của GS. Karen Schramm - Viện trưởng Viện Herder - Đại học Leipzig; GS. Pakini Akkramas, Trưởng khoa Tiếng Đức - Đại học Ramkhamhaeng (Thái Lan), TS. Paul Weinig - Viện trưởng Viện Goethe TPHCM; TS. Gerhard Jaiser - Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức, PGS. Vũ Kim Bảng - Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Sau diễn văn khai mạc của GS. Nguyễn Hòa - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ, Ngài Claus Wunderlich - Đại sứ CHLB Đức và Ngài TS. Georg Heindl - Đại sứ CH Áo đã có bài phát biểu chào mừng Hội thảo. Cũng tại phiên khai mạc, GS. Phan Thanh Tịnh - Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức Trung ương đã trao Quyết định thành lập Chi hội Giáo viên tiếng Đức Việt Nam cho TS. Lê Tuyết Nga - Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây, trường ĐH Ngoại ngữ. Chi hội GV Tiếng Đức Việt Nam do TS. Lê Tuyết Nga làm Chi hội Trưởng. Theo TS. Phan Thanh Tịnh,sự kiện thành lập Chi hội chắc chắn sẽ tạo thêm nguồn lực, thông qua nhịp cầu ngôn ngữ và văn hóa, tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và CHLB Đức nói riêng và các dân tộc nói tiếng Đức cùng cộng đồng Châu Âu nói chung.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 25 báo cáo (06 tại phiên toàn thể, 07 báo cáo tại tiểu ban Phương pháp giảng dạy tiếng Đức, 06 tại tiểu ban Văn học và Văn hóa, 06 tại tiểu ban Ngôn ngữ Đức và Dịch thuật) với nội dung tập trung vào việc dạy - học và nghiên cứu về Ngôn ngữ Đức, một bức tranh toàn cảnh về thực tiễn giảng dạy, học Ngôn ngữ Đức tại Việt Nam và viễn cảnh phát triển trong tương lai.
Hội thảo là diễn đàn khoa học, trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và học tập ngôn ngữ Đức, là cơ hội giao lưu, cơ sở để tạo lập quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế. Hội thảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Đức, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển việc giảng dạy và phổ biến tiếng Đức ở Việt Nam trong tương lai.
Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ văn hóa, khoa học và giao lưu quan trọng, là một trong mười ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Với vai trò là tiếng mẹ đẻ của trên 100 triệu người, tiếng Đức là ngôn ngữ được dùng nhiều ở châu Âu. 
Đây là Hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu về dạy và học tiếng Đức đầu tiên ở Việt Nam, là dấu hiệu cho thấy một triển vọng tốt đẹp của ngành Đức ngữ học và của mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước nói tiếng Đức (Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hoà Áo và Liên bang Thuỵ Sĩ).
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về