Menu

Thông báo

Truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 3503

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 250110

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7431605

Quảng cáo


Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Một sự thống nhất trong tính đa dạng

Thứ tư - 10/02/2016 23:30
Tinh thần dân chủ trong toàn đơn vị dựa trên tinh thần dân chủ trong toàn Đảng bộ - một giá trị cốt lõi của Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), ĐHQGHN - là yếu tố quan trọng nhất tạo động lực xây dựng và phát triển Nhà trường" - PGS.TS. Hà Quang Thụy - Nguyên Bí thư Đảng ủy Khoa Công nghệ, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN chia sẻ.
"Tinh thần dân chủ trong toàn đơn vị dựa trên tinh thần dân chủ trong toàn Đảng bộ - một giá trị cốt lõi của Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), ĐHQGHN - là yếu tố quan trọng nhất tạo động lực xây dựng và phát triển Nhà trường" - PGS.TS. Hà Quang Thụy - Nguyên Bí thư Đảng ủy Khoa Công nghệ, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN chia sẻ.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN từ việc thống nhất quan điểm xây dựng một Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN theo hướng phát triển nội tại (đầu những năm 1990) tới việc hình thành Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (KHTN) (tháng 02/1995), Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (tháng 01/1996), Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN (ngày 18/10/1999), và việc thành lập Trường ĐHCN (ngày 25/4/2004) cho tới ngày nay là một tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ đó là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo được "sự thống nhất trong tính đa dạng" (hội tụ từ nhiều đơn vị, từ các nhân tố cũ – mới, từ các yếu tố trong – ngoài...),  phát huy được mọi nguồn lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ - công chức vào việc hoàn thành các tiền đề cần thiết cho sự nghiệp thành lập và phát triển Trường ĐHCN. Tinh thần dân chủ của Trường ĐHCN trở thành một giá trị cốt lõi có tính bền vững và là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của Nhà trường.
Tinh thần dân chủ củaTtrường ĐHCN (và các đơn vị tiền thân) có nguồn gốc từ bản sắc của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tổ chức Đảng hoạt động đúng nguyên tắc "tập trung dân chủ" chính là hạt nhân đảm bảo tinh thần dân chủ trong đơn vị. Mức độ thi hành nguyên tắc dân chủ trong tổ chức Đảng có tính quyết định tới mức độ dân chủ trong Nhà trường. Thực tiễn quá trình hình thành và xây dựng Trường ĐHCN cho thấy khi tinh thần dân chủ được thấm nhuần tốt trong tổ chức Đảng thì cho kết quả là tinh thần dân chủ cao độ trong toàn đơn vị và dẫn tới các thành công to lớn của Nhà trường. Thời kỳ hai năm 2004-2005, Nhà trường đã nhanh chóng chuyển đổi thành công mô hình hoạt động cấp khoa trực thuộc sang mô hình hoạt động cấp trường thành viên là một minh chứng cho nhận định này. Không khí hồ hởi và tinh thần mong muốn được cống hiến vào sự phát triển Nhà trường có ở mọi đơn vị, có ở mỗi cán bộ - công chức trong trường là kết quả từ sự phấn khởi với sự kiện Trường ĐHCN được Chính phủ thành lập cũng như tinh thần dân chủ được phát triển cao độ trong hoạt động của tổ chức Đảng và Nhà trường.
Với tầm nhìn và kinh nghiệm nhiều năm trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và người lãnh đạo cao nhất Viện/Trung tâm Khoa học-Công nghệ Quốc gia, với tâm huyết cao cho công cuộc xây dựng và phát triển Trường ĐHCN, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ, Hiệu trưởng sáng lập Trường ĐHCN – đã vun đắp và làm sâu sắc hơn tinh thần dân chủ của Khoa Công nghệ và trường ĐHCN. Trong mọi trường hợp, dù tham gia hay không tham gia cấp ủy của Khoa Công nghệ/Trường ĐHCN, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu luôn xác định Đảng bộ Khoa Công nghệ/Trường ĐHCN là tổ chức lãnh đạo đơn vị, là chỗ dựa tin cậy đảm bảo thực thi thành công mọi ý tưởng sáng tạo và đột phá của thầy trong quá trình hình thành và phát triển Nhà trường.
Giữ gìn và bồi đắp tinh thần dân chủ trong Nhà trường cần được thấm nhuần vào các chủ trương, chính sách và mọi hoạt động. Tôi tin tưởng rằng, các thế hệ lãnh đạo của Nhà trường tiếp tục có những đóng góp vào việc vun đắp và làm sâu sắc hơn giá trị cốt lõi của tinh thần dân chủ trong trường ĐHCN, ĐHQGHN.
"Bồi dưỡng nhân tài" - một đặc trưng của Trường ĐHCN - cần được bồi đắp để hình thành một giá trị cốt lõi bản sắc
Chúng ta tự hào với cụm từ "bồi dưỡng nhân tài" trong quyết định thành lập Trường ĐHCN, ĐHQGHN. Chúng ta càng tự hào hơn là rất hiếm (và có thể là chưa có) một trường đại học nào khác ở Việt Nam được ghi nhận nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài trong quyết định thành lập.
Đặc trưng bồi dưỡng nhân tài của Trường ĐHCN có nguồn gốc từ đặc trưng đào tạo tinh hoa của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong lịch sử 50 năm tồn tại của mình (1956-1995), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giữ vững và làm nổi bật thêm đặc trưng đào tạo tinh hoa và đặc trưng đó thấm nhuần sâu sắc vào tâm trí và là niềm tự hào của các thế hệ giảng viên, sinh viên và cán bộ. Phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường ĐHCN (và các đơn vị tiền thân) đã từng bước hình thành nên đặc trưng bồi dưỡng nhân tài của mình. Đặc trưng bồi dưỡng nhân tài biểu hiện ở nhiều khía cạnh hoạt động của Nhà trường, tuy nhiên, tôi xin tập trung vào một số nét điển hình sau đây.
Từ năm 1989, Bộ môn Tin học (sau này là Viện Tin học – Điện tử và các đơn vị tiền thân của trường ĐHCN) được Bộ Giáo dục – Đào tạo tin tưởng giao trách nhiệm huấn luyện các đội tuyển học sinh giỏi phổ thông tham dự các kỳ thi "Olympic Tin học quốc tế" và là đơn vị chuyên môn chủ chốt cho các kỳ thi học sinh giỏi Tin học quốc gia. Việt Nam là một quốc gia tham dự "Olympic Tin học quốc tế" lần thứ nhất vào năm 1989 tại Bulgari và ngay lần tham dự đó, em Nguyễn Anh Linh đã đạt Huy chương đồng quốc tế (PGS.TSKH. Nguyễn Anh Linh hiện công tác tại Viện Tin học, Đại học Warsawa, Ba Lan và là giảng viên kiêm nhiệm của Trường ĐHCN). Đại đa số các thành viên đội tuyển quốc gia về Tin học đã trở thành các nhà khoa học tài năng, đang công tác tại các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế. Một số người đã trở thành cán bộ khoa học chủ chốt tại trường ĐHCN. Hoạt động bồi dưỡng nhân tài của Trường ĐHCN đối với học sinh phổ thông cũng tạo thêm độ hấp dẫn cao đối với một nguồn tuyển sinh đầu vào đại học rất chất lượng.
Với tầm nhìn của một nhà khoa học có uy tín quốc tế cao, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu đã nâng bước đặc trưng bồi dưỡng nhân tài của Trường ĐHCN. Thứ nhất, đối tượng bồi dưỡng nhân tài không chỉ ở bậc phổ thông trung học mà còn ở mọi cấp đào tạo của Trường ĐHCN. Thấm nhuần chủ trương của ĐHQGHN về đào tạo cử nhân tài năng và chất lượng cao, hệ thống các chương trình đào tạo hệ chất lượng cao nhận được sự quan tâm đặc biệt ngay từ khóa tuyển sinh đại học năm 2001 (K46). Bồi dưỡng nhân tài ở các bậc đại học – cao học được tập trung vào mục tiêu là người học đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đầu vào đào tạo Tiến sỹ tại các cơ sở KH-CN tiên tiến nhất trên thế giới. Chính sách "thực tập sinh khoa học" (chính sách "cán bộ tạo nguồn" hiện nay) tạo điều kiện cho các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi trở lên có cơ hội tham gia vào hoạt động bồi dưỡng nhân tài bậc sau đại học tại trường ĐHCN. Định hướng mục tiêu và thi hành chính sách đúng đã tạo ra kết quả tốt với nhiều nhà khoa học trẻ có trình độ Tiến sỹ đang làm việc ở nhiều cơ sở KHCN tiên tiến quốc tế và trong nước. Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) từng đánh giá nghiên cứu sinh từ nguồn trường ĐHCN đến JAIST có chất lượng rất cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sỹ của JAIST (hằng năm trong thời kỳ 2004-2006 đều có một NCS từ trường ĐHCN tốt nghiệp xuất sắc tại JAIST) là môt minh chứng về kết quả bồi dưỡng nhân tài bậc sau đại học của trường ĐHCN. Thứ hai, để có đầy đủ năng lực bồi dưỡng nhân tài bậc sau đại học, các nhà khoa học trong Khoa CN/trường ĐHCN cũng cần được bồi dưỡng nhân tài để trở thành nhà khoa học đầu đàn rồi trở thành các nhà khoa học đầu ngành. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học, thực thi lộ trình quy hoạch, cử đi trao đổi khoa học ở nước ngoài, tạo cơ hội chủ trì các đề tài khoa học... là các chính sách thiết thực của Nhà trường theo định hướng bồi dưỡng nhân tài đối với đội ngũ nhà khoa học. Sự tăng trưởng nhanh chóng lực lượng các PGS trẻ tại trường ĐHCN là kết quả của chủ trương này. Thứ ba, hoạt động bồi dưỡng nhân tài tại trường ĐHCN được định hướng không chỉ giới hạn phục vụ mục tiêu phát triển trường ĐHCN mà còn mở rộng phục vụ mục tiêu phát triển KH-CN của đất nước. Quan niệm này nhằm đáp ứng toàn diện nội dung và ý nghĩa của cụm từ "bồi dưỡng nhân tài" trong quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ. Quan niệm này định hướng xác định quy mô "thực tập sinh khoa học" ("cán bộ tạo nguồn") và các chính sách tương ứng. Hình thức "thực tập sinh khoa học" ("cán bộ tạo nguồn") do chủ trì đề tài trả lương là một thể hiện việc mở rộng quy mô "bồi dưỡng nhân tài". Việc các nhà khoa học trẻ nguyên là "thực tập sinh khoa học" ("cán bộ tạo nguồn") tại Trường ĐHCN sau khi tốt nghiệp đang tham gia công tác tại các cơ sở hàn lâm – công nghiệp khác tại Việt Nam được coi là kết quả của hoạt động "bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước của Trường ĐHCN, góp phần lan tỏa danh tiếng của Trường ĐHCN tới xã hội.
Đặc trưng "bồi dưỡng nhân tài" tại Trường ĐHCN đang trở nên rõ nét hơn. Trường ĐHCN có những thuận lợi và khó khăn để làm sáng tỏ hơn đặc trưng này. Thuận lợi lớn nhất là chúng ta đã chuẩn bị được các nền tảng vững chắc về con người cho hoạt động "bồi dưỡng nhân tài". Khó khăn lớn nhất là nguồn tài chính để duy trì và mở rộng hoạt động đó. Phát huy giá trí cốt lõi của tinh thần dân chủ vào việc hình thành các chính sách khai thác các nguồn tài chính từ nguồn xã hội, đặc trưng "bồi dưỡng nhân tài" của Trường ĐHCN sẽ trở thành một giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi đó sẽ có đóng góp tích cực nâng cao danh tiếng và tạo thêm các nguồn lực cho sự phát triển Nhà trường.
Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở các thành tựu hiện đại của các ngành khoa học cơ bản
Ngay từ năm 2003, Đề án thành lập Trường ĐHCN, thuộc ĐHQGHN đã xác định "Trường Đại học Công nghệ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao, là cơ sở nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ. Các lĩnh vực hoạt động của trường Đại học Công nghệ là các lĩnh vực công nghệ cao phát triển trên cơ sở các thành tựu hiện đại của các ngành khoa học cơ bản Toán học, Tin học, Cơ học và Vật lý. Lĩnh vực hoạt động của trường Đại học Công nghệ bao gồm ngành Công nghệ Thông tin, những ngành công nghệ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển Công nghệ Thông tin đồng thời sử dụng những thành tựu của Công nghệ Thông tin, và những chuyên ngành khoa học công nghệ là thành quả của sự kết hợp Công nghệ Thông tin với các ngành khoa học tự nhiên khác. Mục tiêu đào tạo đạt chất lượng cao hàng đầu trong cả nước là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt mọi hoạt động của trường Đại học Công nghệ và được khẳng định ngay tại thời điểm thành lập Trường. Phấn đấu xây dựng trường Đại học Công nghệ nhanh chóng trở thành Trường Đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực". Đề án cũng xác định các ngành đào tạo tại Trường ĐHCN ngay khi thành lập là Công nghệ Thông tin, Điện tử - Viễn thông, Vật lý kỹ thuật, Cơ học kỹ thuật và sau một thời gian sẽ mở thêm ngành Công nghệ Sinh học và một số ngành khác như Công nghệ Công trình biển, Công nghệ Vật liệu...
Các lĩnh vực công nghệ cao được xác định tập trung phát triển tại Trường ĐHCN là dựa theo định hướng phát triển các lĩnh vực công nghệ có sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao từ Báo cáo chính trị tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, dựa trên nền tảng khoa học cơ bản mạnh của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dựa trên thế mạnh liên kết của ĐHQGHN với Viện/Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia, và dựa theo lộ trình phát triển của trường ĐHCN. Xuyên suốt quá trình phát triển Nhà trường trong 10 năm vừa qua, có một vài nội dung được làm cụ thể rõ nét hơn, có một vài khía cạnh mới được bổ sung (khoa học và công nghệ vũ trụ...), có một vài nội dung được trình bày theo hình thức hiện đại hơn song tư tưởng xây dựng và phát triển Trường ĐHCN trên đây luôn là kim chỉ nam chỉ đạo các lĩnh vực công nghệ cao trọng điểm của Nhà trường.
Nền kinh tế của nước ta hiện vẫn ở một trình độ rất thấp tạo nên một số khó khăn theo góc độ này hay theo góc độ khác đối với mỗi lĩnh vực công nghệ cao được định hướng phát triển tại Trường ĐHCN. Một vài lĩnh vực có sự đan xen nhau giữa các thuận lợi - khó khăn tạo nên hiện tượng đối ngược nhau về nhu cầu đào tạo và nghiên cứu – triển khai. Những khó khăn đó có nguồn gốc từ xu hướng suy giảm độ quan tâm của xã hội đối với các lĩnh vực khoa học cơ bản trong một số năm gần đây.
Kiên định định hướng các lĩnh vực công nghệ cao trọng điểm tại Trường ĐHCN, xây dựng và thi hành cách chính sách tạo điều kiện cho các lĩnh vực-đơn vị có thế mạnh phát huy thuận lợi để tạo thế mạnh hơn nữa, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất có thể cho các lĩnh vực-đơn vị đang có khó khăn để vượt qua khó khăn tạm thời và tạo lập thế mạnh cần trở thành định hướng đối với các hoạt động đào tạo – nghiên cứu của Nhà trường.
 "Sáng tạo và đột phá" cần trở thành đặc trưng bản sắc của trường ĐHCN, ĐHQGHN
Cách đây 5 năm, tôi đã đề cập nội dung này trong bài viết nhân dịp kỷ niệm "5 năm thành lập - 10 năm truyền thống trường ĐHCN". Yếu tố sáng tạo và đột phá của Nhà trường là điều hài lòng nhất và cũng là điều trăn trở nhất của tôi. Đề cao tinh thần dân chủ, đề xuất và thực thi các giải pháp sáng tạo và đột phá có tính lôgic và thực tiễn cao là một yếu tố có dấu ấn lớn tạo nên các thành công to lớn trong quá trình hình thành và phát triển Trường ĐHCN. Theo chiều ngược lại, hạ thấp vai trò của việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở, không quan tâm tới việc đề xuất và thực thi các giải pháp sáng tạo và đột phá hoặc đề ra các giải pháp không thực tiễn sẽ tạo nên trình trạng trì trệ, cản trở sự phát triển Nhà trường.
Đặc trưng “sáng tạo và đột phá” cần được thấm nhuần trong mọi chủ trương, chính sách của Nhà trường, của các đơn vị. Đặc trưng “sáng tạo và đột phá” cần được thi hành trong mọi hoạt động quản lý và phục vụ quản lý, giảng dạy – học tập và khoa học – công nghệ, trong hoạt động cụ thể của mỗi đơn vị, từng cán bộ, từng giảng viên và từng sinh viên. Trường ĐHCN cần luôn tìm thêm được thế mạnh độc đáo từ những yếu tố sẵn có của Nhà trường, lấy chúng làm nền tảng kết hợp với tinh hoa đất nước và thế giới để phát triển thành các yếu tố sáng tạo và đột phá độc đáo mang bản sắc riêng của Trường ĐHCN, ĐHQGHN.
Đối với Trường ĐHCN, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu đã là biểu tượng của đặc trưng "sáng tạo và đột phá". Tôi tin tưởng rằng đội ngũ các nhà khoa học trẻ tài năng của Trường ĐHCN hiện nay có tiềm năng lớn để nâng cấp đặc trưng "sáng tạo và đột phá" trở thành một đặc trưng bản sắc của trường ĐHCN.
Thay cho lời kết
Trong quá trình chỉ đạo việc thành lập và xây dựng Trường ĐHCN, GS.VS. Đào Trọng Thi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN – nhận định là Trường ĐHCN đan xen các yếu tố thuận lợi - khó khăn lớn của một trường đại học thành viên mới được thành lập. Khó khăn lớn nhất là Trường ĐHCN chưa có gì thật đáng kể về đội ngũ nhà khoa học, về mô hình hoạt động và nhiều khó khăn khác. Tuy nhiên, hiện trạng chưa có gì đáng kể đó lại bao hàm một thuận lợi cơ bản là tránh được các sức ỳ của những cái vốn có và nếu biết tìm và thực hiện các cách đi đúng thì Nhà trường sẽ phát triển với tốc độ vượt bậc. Thực tiễn quá trình phát triển trong 10 năm vừa qua cho thấy Trường ĐHCN đã biết phát huy và làm phong phú thêm các đặc trưng vốn có về tinh thần dân chủ, về bồi dưỡng nhân tài, về định hướng phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm dựa trên nền khoa học cơ bản mạnh, về tinh thần sáng tạo và đột phá. Tôi tin rằng quan điểm phát triển này luôn tạo thêm động lực phát triển Nhà trường đảm bảo sự phát triển bền vững của Trường ĐHCN chúng ta trong quá trình nhanh chóng tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
Theo PGS.TS. Hà Quang Thụy - Kỷ yếu "15 năm xây dựng và trưởng thành"
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về