Menu

Thông báo

Truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21


Hôm nayHôm nay : 8873

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 141619

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7591909

Quảng cáo


Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

Từ trường Đại học Bách Khoa... tới Trường Đại học Công nghệ

Thứ tư - 10/02/2016 23:29
Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Công nghệ (2004 - 2014), Hội cựu giáo chức đã vận động Hội viên chúng tôi viết về những kỷ niệm đối với Trường để tập hợp thành một tài liệu tặng trường nhân dịp này. Đây là bài viết để hưởng ứng cuộc vận động đó, nhưng đối với tôi những cảm xúc và kỷ niệm này không thể chỉ tính trong thời gian 10 năm"- GS.TSKH. NGƯT. Phan Anh - Hội viên Hội Cựu giáo chức chia sẻ.
Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Công nghệ (2004 - 2014), Hội cựu giáo chức đã vận động Hội viên chúng tôi viết về những kỷ niệm đối với Trường để tập hợp thành một tài liệu tặng trường nhân dịp này. Đây là bài viết để hưởng ứng cuộc vận động đó, nhưng đối với tôi những cảm xúc và kỷ niệm này không thể chỉ tính trong thời gian 10 năm"- GS.TSKH. NGƯT. Phan Anh - Hội viên Hội Cựu giáo chức chia sẻ. 
Những sự kiện khởi đầu
Tháng 7 năm 1997 trong một chuyến đi công tác với Đài Truyền hình Việt Nam từ Cần Thơ ra Hà Nội, tôi gặp anh Nguyễn Văn Đạo trên chuyến bay HCM –HAN. Anh Đạo hơn tuổi tôi và cũng học trên tôi một lớp nhưng chúng tôi là bạn thiếu nhi từ thời cùng học một trường trong kháng chiến chống Pháp, tại Phú Thọ. Lâu ngày gặp nhau nên trước hết hỏi thăm nhau mọi chuyện. Tôi vẫn giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ khi ở lại trường năm 1959, còn anh Đạo là Giám đốc ĐHQGHN. Anh Đạo giới thiệu với tôi về ĐHQGHN và tặng tôi một cuốn tạp chí với nhiều thông tin trong đó. Vì biết tôi thuộc ngành Điện tử-Viễn thông nên anh Đạo giới thiệu với tôi luôn về việc ĐHQGHN mới thành lập một Khoa trực thuộc gọi là Khoa Công nghệ gồm 2 ngành Điện tử Viễn thông và Công nghệ Thông tin, được hình thành từ 2 khoa tương ứng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên lúc bấy giờ, còn chủ nhiệm Khoa là anh Nguyễn Văn Hiệu – biệt phái của Viện Khoa học Việt Nam. Như anh Đạo nói, đây là một mô hình mới của ĐHQGHN nhằm tăng cường mối quan hệ tương tác giữa hai mảng “Đào tạo” và “Nghiên cứu” trong nước. Anh Đạo cũng ngỏ ý rằng ĐHQGHN rất muốn có các cán bộ được đào tạo chính thống về Công nghệ như tôi bổ sung cho đội ngũ giáo sư của trường. Tôi hiểu đây là “chính sách đúng đắn” để nhanh chóng xây dựng  đội ngũ, rất cần thiết cho những tổ chức mới thành lập của ĐHQGHN.  Điều này làm tôi thấy vui, và muốn có đóng góp công sức cho tổ chức mới này vì thật sự “ngồi” mãi một chỗ cũng có những điều trì trệ. Tuy nhiên, lúc này tôi chưa đủ “tuổi hoàn thành nghĩa vụ với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” để có thể chuyển công tác. 
Giữa năm 1999, thời điểm đó đã đến, tôi được Phòng tổ chức trường gửi một thông báo đã đến tuổi nghỉ hưu, kèm theo một thư viết sẵn để tôi chỉ việc ký tên vào đó, với nội dung đồng ý ở lại làm việc tiếp với trường. Thế là không có gì ràng buộc nữa, tôi từ chối  ký để có thể chuyển công tác đi đâu tùy ý. Anh Nguyễn Văn Hiệu đã đến thăm tôi tại nhà riêng và ngỏ ý mời tôi về làm việc ở Khoa Công nghệ. Sau này tôi được biết là anh Nguyễn Văn Đạo đã giới thiệu để anh Hiệu tìm đến với tôi. Mái đến cuối năm 2000 mới xong các thủ tục để tôi rút khỏi trường Đại học Bách khoa và đến đầu năm 2001 tôi mới chính thức chuyển công tác về ĐHQGHN, nhận  nhiệm vụ tại Khoa Công nghệ.
 
Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông - Những viên gạch đầu tiên
Khi về Khoa Công nghệ, tôi được bố trí vào danh sách cán bộ giảng dạy Bộ môn Viễn thông do anh Nguyễn Kim Giao làm chủ nhiệm, nhưng anh Hiệu nói với tôi “Khoa muốn xây dựng một đơn vị nghiên cứu về Điện tử - Viễn thông để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, anh về đây trước tiên lo giúp chúng tôi việc này”. Thế là ngoài việc tham gia giảng dạy theo bố trí của Bộ môn Viễn thông tôi bắt tay ngay vào việc soạn thảo Đề án thành lập Trung tâm và ĐHQGHN cấp vốn pháp định. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi, đến tháng 5/2001 Trung tâm nghiên cứu Điện tử - Viễn thông do tôi làm giám đốc đã có giấy phép của Bộ Khoa học – Công nghệ và chính thức hoạt động, tên viết tắt là ECC. Với kinh nghiệm đã tích lũy được từ những năm công tác tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tôi bắt tay vào xây dựng Trung tâm. Trước hết là định hướng về chuyên môn cho Trung tâm để trên cơ sở đó hình thành về tổ chức và nhân sự. Chúng  tôi chọn 3 hướng chính là Thiết kế ASIC, Công nghệ vô tuyến và Xử lý tín hiệu, tập hợp một số cán bộ giảng dạy sẵn có của Khoa để tổ chức 3 mảng này. Đồng thời tuyển một số sinh viên mới tốt nghiệp năm đó ở lại trường làm việc dưới hình thức thực tập sinh (TTS) để tiếp tục bồi dưỡng về chuyên môn và tham gia các đề tài nghiên cứu, hình thành 3 nhóm chuyên môn của Trung tâm. Hướng Thiết kế ASIC do TS Ngô Diên Tập chủ trì, có một thực tập sinh là em Nguyễn Thị Hồng. Hướng Xử lý tín hiệu do TS Hồ Văn Sung chủ trì, có một thực tập sinh là em Nguyễn Văn Khoa, còn hướng Công nghệ vô tuyến do tôi chủ trì, có 3 em thực tập sinh là Trần thị Thúy Quỳnh, Lê Quang Toàn và và Đào Lê Hương Giang. Về sau có thêm TS Trịnh Anh Vũ tham gia sau kỳ đi thực tập ở Úc về và chủ trì mảng Thông tin vô tuyến. Về đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn hướng Thông tin đa sóng mang là hướng công nghệ mới phát triển và nhiều triển vọng, có tính liên ngành cao để thu hút sự tham gia của cả 3 nhóm chuyên môn, đăng ký thành đề tài cấp ĐHQGHN và mời  PGS Nguyễn Viết Kính làm chủ nhiệm. Về hợp tác quốc tế, chúng tôi mời GS Maurice Bellanger của CNAM (Pháp), GS Đào Trọng Tích (Hoa Kỳ), GS Nguyễn Đình Thông (Úc) là những GS mà tôi đã có mối quan hệ từ khi còn ở trường ĐH Bách khoa. Việc mời này được GS Chủ nhiệm Khoa (CNK) Nguyễn Văn Hiệu hết sức ủng hộ và về sau, các giáo sư nói trên đã trở thành khách quý của Khoa cùng với sự cộng tác và giúp Khoa trong nhiều vấn đề.
 
Đấy là những viên gạch ban đầu đóng góp vào việc xây dựng Trung tâm ECC. Về sau, hằng năm chúng tôi đều giữ thêm các sinh viên mới tốt nghiệp ở lại làm thực tập sinh để bổ sung cho các nhóm chuyên môn như Trần Anh Tuấn, Dương Thị Quỳnh Thu,   v.v. Các TTS này trong quá trình làm việc đã tiếp tục theo học cao học và hầu như đã tốt nghiệp Thạc sỹ xuất sắc, có người tiếp tục học lên bậc Tiến sỹ. Tôi thấy đây là một hướng đi đúng vì trong lúc Khoa mới hình thành, đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu còn mỏng thì đây là giải pháp tạo nguồn cán bộ rất tốt mà GS CNK Nguyễn Văn Hiệu đã hết sức ủng hộ.
 
Bộ môn Thông tin vô tuyến, một trách nhiệm mới
Năm 2004, Khoa Công nghệ được ĐHQGHN cho phép nâng cấp thành trường Đại học Công nghệ. GS Nguyễn Văn Hiệu giữ trách nhiệm Hiệu trưởng. Khoa Điện tử- Viễn thông  được thiết kế với ý đồ để là một trong những khoa chủ lực của Đại học Công nghệ, do GS Nguyễn Phú Thùy làm Chủ nhiệm. Trước đó đã có những cuộc trao đổi , bàn bạc xem Khoa nên có những Bộ môn nào, nhân sự và trang thiết bị ra sao. Xu hướng được nhất trí là sẽ tổ chức thành các Bộ môn là Điện tửHệ thống Viễn thôngXử lý thông tin và Thông tin Vô tuyến. Theo chủ trương của trường lúc đó thì Trung tâm nghiên cứu Điện tử Viễn thông sẽ được sắp xếp lại: các cán bộ giảng dạy và trang thiết bị được phân bổ về các Bộ môn với chuyên môn tương ứng để tăng cường lực lượng cho giảng dạy và nghiên cứu của các bộ môn, chỉ để lại Trung tâm một số ít cán bộ và những trang bị đặc thù.
 
Tôi cũng không tiếp tục làm Giám đốc Trung tâm vì tuổi tác lúc này đã đến ngưỡng quy định đối với các GS. Tuy nhiên, GS Nguyễn Văn Hiệu lại mời tôi tiếp tục cộng tác với trường ở cương vị Chủ nhiệm Bộ môn. Theo quan điểm của GS Hiệu thì đây là công việc mang tính chuyên môn chứ không đơn thuần là quản lý. Tôi đồng ý và bắt tay vào  công việc mới là xây dựng bộ môn Thông tin vô tuyến - một bộ môn có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành cho ngành Điện tử - Viễn thông và là một lĩnh vực đang chiếm ưu thế trong sự phát triển của viễn thông lúc này. Vì Công nghệ vô tuyến là lĩnh vực mạnh của Trung tâm ECC khi tôi phụ trách nên bây giờ việc tổ chức bộ môn cũng có thuận lợi về cả mặt nhân lực lẫn trang thiết bị. Một bộ phận cán bộ và TTS của Trung tâm lúc đó được biên chế về bộ môn cùng với một số trang thiết bị. Vấn đề còn lại là xây dựng chương trình đào tạo cho chuyên ngành, tổ chức phòng thí nghiệm cho sinh viên và định hướng nghiên cứu cho Bộ môn. Vì đã có “vốn” của mấy chục năm giảng dạy và nghiên cứu tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, nên những việc này đối với chúng tôi không có mấy khó khăn. Chúng tôi đã xây dựng được chương trình khung và chương trình  giảng dạy cho các môn học thuộc lĩnh vực bộ môn phụ trách ở trình độ cập nhật, hiện đại,  ít ra là so được với các cơ sở đào tạo mạnh ở trong nước. Các đề tài nghiên cứu thuộc 2 mảng Kỹ thuật siêu cao tần - Anten và Kỹ thuật truyền dẫn để tăng tốc độ trong thông tin đã được lựa chọn và đăng ký thành đề tài với ĐHQGHN. Đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các môn học cũng được chuẩn bị.  Trong một vài dịp trò chuyện, tôi đã phát biểu với anh em trong Khoa và với CNK- GS. Nguyễn Phú Thùy là chúng ta tuy đi sau nhưng chắc chắn sẽ không thua kém ai nếu biết tận dụng lợi thế của thời đại này là thời đại của một “thế giới phẳng”, mọi chuyện  không phải  bắt đầu từ abc mà có thể từ vị thế trên vai của “người khổng lồ”. 
Năm 2005, tôi được Trường tặng danh hiệu “Nhà giáo danh dự” của trường Đại học Công nghệ mà như GS. Nguyễn Hữu Đức – Hiệu trưởng lúc đó nói trong buổi trao tặng thì tôi là người đầu tiên được Trường tặng danh hiệu này. Tôi hiểu đây là một vinh dự, một phần thưởng cao quý của trường đối với tôi .  
 
Đôi điều suy nghĩ
Ngày nay, trường ĐHCN đã trở thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu “ngang ngửa” với các cơ sở mạnh trong nước. Đó là điều rất đáng mừng. Nhưng nhìn lại thấy đội ngũ cán bộ của trường và của Khoa Điện tử - Viễn thông nói riêng vẫn còn “mỏng”, tôi cảm thấy có phần hơi lo ngại. Tôi nhớ có lần trong một buổi họp Hội đồng khoa học và Đào tạo của trường tôi đã phát biểu bầy tỏ điều lo ngại này và dẫn thêm một nhận xét nữa là nhiều cán bộ giảng dạy chuyên môn giỏi của khoa Điện tử Viễn thông đã được điều động sang làm công tác quản lý. Lúc đó GS. Nguyễn Văn Hiệu đã bình luận ngay “Nhưng nếu  để cán bộ dốt sang làm quản lý thì còn chết hơn”. Lời bình luận quá đúng. Bởi vì ở đâu cũng cần người giỏi cả. Tôi tự hỏi : Vì sao Trường lại không thu hút được nhiều cán bộ giỏi về làm việc; vì sao Trường lại thiếu mất sức hấp dẫn để giữ cán bộ giỏi ở lại dài dài với trường  trong khi chúng ta đã tự đào tạo hay thu nạp được khá nhiều người giỏi nhưng chỉ sau một thời gian thì số này lại “chia tay” để ra cơ sở khác làm việc. Trả lời cho câu hỏi thì không khó nhưng tìm được lời giải đáp cho giải pháp nào là khả thi thì lại không dễ. Tôi cho rằng đây thực sự là điều mà những người  quan tâm đến tương lai của trường cần suy nghĩ nghiêm túc và coi đây là “chuyện ưu tiên hàng đầu”  bởi tôi nghĩ nếu không có đội ngũ mạnh thì trường không thể  “bứt phá” mạnh hơn trong hoạt động Đào tạo và Nghiên cứu những năm sắp tới.
                                                                                                Hà Nội, tháng 7 năm 2014
 Theo GS.TSKH. Phan Anh, Hội viên Hội Cựu giáo chức - Kỷ yếu "15 năm xây dựng và trưởng thành"

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về