Menu

Thông báo

Truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 2904

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 245324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7426819

Quảng cáo


Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Thông tin - Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2015

Thứ năm - 11/02/2016 12:18
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
 
Số: 295/TB-ĐHNN
V/v tuyển sinh sau đại học năm 2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
Hà Nội, ngày 14  tháng 04  năm 2015
 
 
THÔNG BÁO TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2015
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
 
 
                     Kính gửi:      .....................................................................................
                                                .....................................................................................
 
1. Giới thiệu chung
Năm 2015, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tuyển sinh đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ các ngành tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản và tiếng Đức theo hướng dẫn tuyển sinh sau đại học năm 2015 của ĐHQGHN (Chỉ tiêu tuyển sinh như Phụ lục 1 kèm theo dưới đây).
1.1.Tuyển sinh đào tạo thạc sỹ
1.1.1. Thời gian đào tạo
Học viên học trong thời hạn 02 năm theo hình thức đào tạo chính quy tập trung.
1.1.2. Chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Tiếng Anh:cácchuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh.
+ Ngành Tiếng Nga: các chuyên ngành Ngôn ngữ Nga và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Nga.
+ Ngành Tiếng Pháp: các chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp.
+ Ngành Tiếng Trung Quốc: các chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Trung Quốc.
+ Ngành Tiếng Nhật: chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản.
+ Ngành Tiếng Đức: chuyên ngành Ngôn ngữ Đức.
1.2.Tuyển sinh đào tạo tiến sỹ
1.2.1. Thời gian đào tạo
- Đào tạo từ cử nhân:        4 năm, theo hình thức tập trung
- Đào tạo từ thạc sỹ:         3 năm, theo hình thức tập trung
1.2.2. Chuyên ngành đào tạo
+ Ngành Tiếng Anh: các chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh.
+ Ngành Tiếng Nga: các chuyên ngành Ngôn ngữ Nga và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Nga.
+ Ngành Tiếng Pháp: các chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp.
+ Ngành Tiếng Trung Quốc: các chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Trung Quốc.
 
 
 
1.3.Chế độ thu học phí
Tất cả học viên cao học (đào tạo thạc sỹ) và nghiên cứu sinh (đào tạo tiến sỹ) đều phải đóng học phí theo quy định của Nhà nước. Mức thu cụ thể sẽ được thông báo theo hướng dẫn thu học phí của Trường Đại học Ngoại ngữ.
 
2. Thời gian thi
Trường tổ chức kì thi tuyển sinh sau đại học trình độ thạc sỹ các chuyên ngành Ngoại ngữ vào đợt 2 năm 2015.
Các ngày thi:                     Thứ Bảy       12 tháng 9 năm 2015
                                        Chủ nhật      13 tháng 9 năm 2015
Tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sỹ) từ ngày 15/9 đến 30/9/2015.
 
3. Điều kiện dự thi
3.1.Dự thi đào tạo thạc sỹ
Về văn bằng: Thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hệ chính quy chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hệ không chính quy chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi đồng thời có thêm bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc một ngành ngoại ngữ khác. Các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT.
Về chính sách ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 01 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên. (xem Phụ lục 4 kèm theo dưới đây)
3.2.Dự tuyển đào tạo tiến sỹ
Về văn bằng và công trình khoa học đã công bố: Thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có bằng thạc sỹ theo định hướng nghiên cứu hoặc có luận văn thạc sỹ với khối lượng từ 10 tín chỉ trở lên thuộc chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển;
- Có bằng thạc sỹ theo định hướng thực hành chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển và có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) trước khi nộp hồ sơ dự tuyển;
- Có bằng thạc sỹ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển. Trong trường hợp này, thí sinh phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) trước khi nộp hồ sơ dự tuyển và phải dự tuyển theo chế độ như người chưa có bằng thạc sỹ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành đúng với chuyên ngành đăng kí dự tuyển loại giỏi trở lên và có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học, hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) trước khi nộp hồ sơ dự tuyển;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng với chuyên ngành đăng kí dự tuyển loại khá và có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí khoa học, hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.
Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyểnvà được công bố trên tạp chí khoa học của ĐHQGHN, các tạp chí khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức;
- Các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT.
Về chuyên môn: Thí sinh cần có Bài luận về dự định nghiên cứu luận án tiến sỹ và hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sỹ khoa học, tiến sỹ cùng chuyên ngành, trong đó một nhà khoa học đồng ý nhận hướng dẫn luận án tiến sỹ của thí sinh.
Bài luận về dự định nghiên cứu luận án tiến sỹ cần trình bày rõ ràng về lý do chọn đề tài nghiên cứu, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo, mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo. Bài luận về dự định nghiên cứu cũng cần nêu những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà nghiên cứu sinh đã chuẩn bị và dự kiến kế hoạch hoạt động khoa học của thí sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ.
Trong thư giới thiệu của nhà khoa học cần có nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của thí sinh dự tuyển (xem danh sách cán bộ hướng dẫn khoa học ở Phụ lục 5 kèm theo dưới đây).
Về thâm niên nghề nghiệp: Thí sinh cần có ít nhất 02 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học.
3.3. Chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sỹ từ cử nhân
Sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ tốt nghiệp hệ chính quy sau tháng 6 năm 2014 hoặc trong năm 2015, nếu có đủ điều kiện, được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ năm 2015.
Điều kiện xét chuyển tiếp như sau:
1. Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ;
2. Tổng điểm trung bình chung tích lũy toàn khoá và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học đạt từ 3,7 trở lên (cách tính điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học được quy định tại Khoản 2 Điều 28 Quy chế Đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN);
3. Đạt điều kiện về môn ngoại ngữ tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở ĐHQGHN tại thời điểm xét hồ sơ;
4. Có nguyện vọng, nộp hồ sơ hợp lệ đúng thời hạn, được Trường Đại học Ngoại ngữ và ĐHQGHN chấp nhận (xem Phụ lục 6 kèm theo dưới đây).
Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của các cơ sở đào tạo đại học không thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng có uy tín về chất lượng đào tạo của ngành đã học cũng có thể được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ theo các điều kiện như đối với sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ.
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiếp sinh năm 2015:
                Đợt 1 (đối với sinh viên tốt nghiệp sau tháng 6 năm 2014): Trước ngày 28/02/2015
                Đợt 2 (đối với sinh viên tốt nghiệp trong năm 2015):     Trước ngày 01/08/2015
3.4.Các điều kiện khác
Thí sinh cần có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe để học tập, không trong thời gian bị kỷ luật, v.v...
 
4. Nội dung thi tuyển
4.1.Các bậc thi và môn thi
4.1.1. Tuyển sinh đào tạo thạc sỹ
            1. Môn cơ bản: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, hoặc Ngôn ngữ Đức (tuỳ theo ngành dự thi).
            Riêng thí sinh đăng ký dự thi vào chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Pháp sẽ thi môn thi Đánh giá năng lực thay cho môn cơ bản.
2. Môn cơ sở: Kỹ năng thực hành tiếng Anh, Kỹ năng thực hành tiếng Nga, Kỹ năng thực hành tiếng Pháp, Kỹ năng thực hành tiếng Trung Quốc, Kỹ năng thực hành tiếng Nhật hoặc Kỹ năng thực hành tiếng Đức (thi 04 nội dung: Nghe hiểu, Ngữ pháp, Đọc hiểu và Viết luận).
3. Môn Ngoại ngữ thứ 2: Tuỳ chọn một trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Ả Rập.
4.1.2. Tuyển sinh đào tạo tiến sỹ
Các ngành: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.
1. Môn Ngoại ngữ thứ 2: Có chứng chỉ của một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Ả Rập.
2. Bảo vệ hồ sơ chuyên môn theo từng chuyên ngành.
Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sỹ, ngoài thi môn Ngoại ngữ thứ 2 và hồ sơ chuyênmôn, còn phải thi thêm Môn cơ bản và Môn cơ sở như thí sinh dự thi cao học.
4.2. Miễn thi môn Ngoại ngữ thứ 2
            Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ thứ 2 nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau:
1. Với thí sinh dự thi đào tạo thạc sỹ: Có bằng, chứng chỉ Ngoại ngữ còn thời hạn giá trị được ĐHQGHN công nhận theoquy định tại Khoản 3, Điều 9 Quy chế đào tạo Thạc sĩ số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 10/ 12/ 2014 của ĐHQGHN (gọi tắt là Quy chế 4668). Cụ thể như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Khoản 4, Điều 29 Quy chế 4668, được Trường Đại học Ngoại ngữ thẩm định về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp trước khi công nhận tương đương;
            đ) Học viên là người nước ngoài.
            2. Với thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sỹ:
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho người Việt Nam, trong thời hạn 2 năm tính từ ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày 12/ 9/ 2015 được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (có tên ở Phụ lục 2 và 3 kèm theo dưới đây).
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT.
- Có bằng đại học một ngành ngoại ngữ (Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Ả Rập) phù hợp với môn thi Ngoại ngữ thứ 2.
4.3. Điểm xét tuyển và điểm chuẩn
Điểm xét tuyển: Để được trong diện xét tuyển, thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) ở các môn thi cơ bản và cơ sở; đạt 75 điểm trở lên ở môn thi Đánh giá năng lực (theo thang điểm 150); đạt 50 điểm trở lên (theo thang điểm 100) ở môn Ngoại ngữ thứ 2 nếu dự thi đào tạo thạc sỹ. Thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sỹ phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ, hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài, hoặc có Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 còn thời hạn giá trị theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ở môn Ngoại ngữ thứ 2; có hồ sơ chuyên môn được đánh giá ở mức 60 điểm trở lên nếu dự tuyển đào tạo tiến sỹ.
Điểm chuẩn: Được xác định căn cứ trên chỉ tiêu đào tạo được giao và bằng cách tính tổng điểm thi các môn (trừ Ngoại ngữ thứ 2) của từng thí sinh từ cao nhất trở xuống cho từng ngành, chuyên ngành.
4.4.Chương trình thi
Thí sinh đã đăng ký dự thi được cấp đề cương và dạng thức đề thi của các môn thi (hoặc xem và tải nội dung tại địa chỉhttp://www.ulis.vnu.edu.vnmục Tuyển sinh/Tuyển sinh Sau đại học).
5. Hồ sơ dự thi
5.1. Nội dung hồ sơ dự thi
Hồ sơ dự thi cần có các giấy tờ sau:
1. Phiếu đăng ký dự thi cao học/ nghiên cứu sinh năm 2015 (có mẫu).
2. Sơ yếu lý lịch viết năm 2015 có xác nhận của nơi làm việc hay chính quyền địa phương.
3. Giấy chứng nhận sức khỏe do một Bệnh viện đa khoa cấp năm 2015.
4. Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp đại họcBảng điểm đại họcBằng thạc sỹ và Bảng điểm cao học (02 văn bằng sau chỉ áp dụng đối với thí sinh là thạc sỹ dự tuyển đào tạo tiến sỹ).
5. Danh mục và bản sao các công trình khoa học đã được công bố có chứa đầy đủ nội dung bài viết của tác giả, trang bìa và trang mục lục của sách hay số tạp chí (chỉ áp dụng đối với thí sinh dự thi nghiên cứu sinh).
 
6. Bài luận về dự định nghiên cứu (của thí sinh nghiên cứu sinh) và hai thư giới thiệu của các nhà khoa học.
7. Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu có) (xem Phụ lục 4 của Thông báo).
8. Các giấy tờ pháp lý để xác nhận về thâm niên nghề nghiệp đối với thí sinh dự thi xếp loại tốt nghiệp “Trung bình” hoặc “Trung bình khá” nộp bản sao công chứng quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn kèm theo Công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan sử dụng nhân lực để chứng nhận thâm niên công tác).
9. Các văn bằng, chứng chỉ hợp lệ để được miễn thi môn Ngoại ngữ thứ 2 (nếu có).
10. Công văn cử đi dự thi của cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định nhân sự (đối với các đối tượng đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng của các cơ quan trong và ngoài nhà nước).
11. 03 ảnh 4 x 6 (có ghi tên và ngày tháng năm sinh sau ảnh) và 03 phong bì (có dán sẵn tem và đã ghi địa chỉ rõ ràng và chính xác của thí sinh, có ghi số điện thoại để liên hệ). Tất cả các giấy tờ trên cho vào túi hồ sơ khổ 28 x 32. Không nhận hồ sơ thiếu các giấy tờ cần thiết như quy định ở trên. Không hoàn trả hồ sơ đã nộp.
5.2. Thời hạn phát hành hồ sơ dự thi
                            Từ ngày 01/6 đến hết  ngày 31/7 năm 2015
5.3. Thời hạn nộp hồ sơ dự thi
                            Từ ngày 22/7 đến hết  ngày 08/8 năm 2015
5.4. Địa điểm nộp hồ sơ
Văn phòngKhoa Sau đại học, phòng 102 nhà A3, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 
5.5. Lệ phí dự thi:
5.5.1. Thời hạn nộp:
                                    Từ ngày 22/7 đến hết  ngày 08/8 năm 2015
5.5.2. Địa điểm nộp:
Phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng 201 nhà A1, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
5.5.3. Số tiền:
       (1) Lệ phí đăng ký dự thi60.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.
       (2) Lệ phí dự thi:
       - Dự thi đào tạo thạc sỹ: 120.000 đồng/thí sinh/môn dự thi.
        Thí sinh dự thi đào tạo bậc thạc sỹ thuộc đối tượng miễn thi môn ngoại ngữ được giảm lệ phí dự thi 50.000 đồng/thí sinh. Khoản lệ phí còn lại cần nộp để Hội đồng tuyển sinh thực hiện các thủ tục thẩm định hồ sơ của thí sinh và tổ chức kỳ thi.
       - Dự tuyển đào tạo tiến sỹ: 200.000 đồng/thí sinh.
5.6. Xem danh sách phòng thi
Thí sinh xem danh sách phòng thi, số báo danh và địa điểm thi tại địa chỉ http://www.ulis.vnu.edu.vnmục Tuyển sinh/Tuyển sinh Sau đại học (Trường không gửi giấy báo dự thi). Thời gian:      Từ ngày 01/9 năm 2015
Nếu phát hiện sai sót cần báo ngay cho Hội đồng Tuyển sinh sau đại học tại địa chỉ phòng 102 nhà A3, hoặc theo số điện thoại (04)-66806770trước ngày tổ chức thi tuyển.
6. Thời gian công bố kết quả thi: Trước ngày 15/ 10/ 2015.
7. Thời gian ra quyết định trúng tuyển và khai giảng khóa học: Trước 05/ 12/ 2015.
            Trân trọng thông báo.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- ĐHQGHN (để báo cáo);
- Lưu: HCTH, SĐH.
                           
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
(đã kí)
 
PGS.TS. Ngô Minh Thủy
 
 

 

PHỤ LỤC 1
 
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2015
 
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
 
1. Trình độ thạc sĩ
TT
Ngành đào tạo
 
Chỉ tiêu 2015
Theo ngành
Theo chuyên ngành
1.            
Tiếng Anh
Ngôn ngữ Anh
130
60
2.            
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Anh
70
3.            
Tiếng Nga
Ngôn ngữ Nga
10
5
4.            
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Nga
5
5.            
Tiếng Pháp
Ngôn ngữ Pháp
20
10
6.            
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Pháp
10
7.            
Tiếng Trung Quốc
Ngôn ngữ Trung Quốc
30
15
8.            
Lý luận và phương pháp dạy học T.Trung Quốc
15
9.            
Tiếng Nhật
Ngôn ngữ Nhật Bản
15
15
10.         
Tiếng Đức
Ngôn ngữ Đức
15
15
 
Tổng số
 
220
220
 
2. Trình độ tiến sĩ
TT
Chuyên ngành đào tạo
Chỉ tiêu năm 2015
1.             
Ngôn ngữ Anh
4
2.             
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Anh
4
3.             
Ngôn ngữ Nga
2
4.             
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Nga
2
5.             
Ngôn ngữ Pháp
2
6.             
Lý luận và phương pháp dạy học Tiếng Pháp
2
7.             
Ngôn ngữ Trung Quốc
2
8.             
Lý luận và phương pháp dạy học T.Trung Quốc
2
Tổng số
20
 
          
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 2
BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ
TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ 3/6 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC
Tiếng Anh
Khung năng lực ngoại ngữ VN
IELTS
TOEFL
TOEIC
Cambridge
Exam
BEC
BULATS
CEFR
Cấp độ 3
4,5
450 ITP
133 CBT
45 iBT
450
PET
Preliminary
40
B1
 
Một số thứ tiếng khác
Khung năng lực ngoại ngữ VN
tiếng Nga
tiếng Pháp
tiếng Đức
tiếng Trung
tiếng Nhật
Cấp độ 3
TRKI 1
DELF B1
TCF niveau 3
B1
ZD
HSK
cấp độ 3
JLPT N4
 
Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, đơn vị đào tạo cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 3
 
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CẤP CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ
ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC TẠI ĐHQGHN
 
1.Chứng chỉ B1
STT
Cơ sở đào tạo
Chứng chỉ B1 được công nhận
 
Tiếng Anh
Tiếng Nga
Tiếng Pháp
Tiếng Trung
Tiếng Đức
1
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN
2
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
 
 
 
3
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế
 
4
Trường ĐH SP TP Hồ Chí Minh
 
5
Trường ĐH Hà Nội
 
2.Các chứng chỉ tiếng Anh
STT
Cơ sở cấp
chứng chỉ
Các chứng chỉ được công nhận
IELTS
TOEFL
TOEIC
Cambridge
Exam
PET
BEC
Preliminary
BULATS
1
Educational
Testing Service
(ETS)
 
 
 
 
2
British Council
(BC)
 
 
 
 
 
3
International Development Program (IDP)
 
 
 
 
 
4
Cambridge ESOL
 
 
 
3.Một số thứ tiếng khác
STT
Cơ sở cấp chứng chỉ
Chứng chỉ B1 được công nhận
tiếng Nga
tiếng Pháp
tiếng Đức
tiếng Trung
tiếng Nhật
TRKI 1
DELF B1
TCF niveau 3
B1
ZD
HSK
cấp độ 3
JLPT
N4
1.
Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga
 
 
 
 
2.
Trung tâm Văn hóa Pháp
 
 
 
 
3.
Viện Goethe Việt Nam
 
 
 
 
4.
Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc
 
 
 
 
5.
Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 4
 
YÊU CẦU VỀ GIẤY TỜ HỢP PHÁP VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN
(Nộp bản sao công chứng chứng nhận và xuất trình bản gốc để đối chiếu)
 
Đối tượng ưu tiên:
-       Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
-       Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
-       Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
-       Con liệt sĩ;
-       Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
-       Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
Lưu ý: Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHỤ LỤC 5
 
DANH MỤC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU DỰ ĐỊNH NHẬN NCS
DANH SÁCH CÁN BỘ KHOA HỌC CÓ THỂ HƯỚNG DẪN NCS
 
1.Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Phân tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn phê phán
GS.TS. Nguyễn Hòa
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Phan Văn Quế
PGS.TS. Vũ Ngọc Tú
PGS.TS. Tôn Nữ Mỹ Nhật
PGS.TS. Phạm Thị Hồng Nhung
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
TS. Đỗ Tuấn Minh
TS. Huỳnh Anh Tuấn
1 - 3
2
Giao tiếp giao văn hóa
GS.TS. Nguyễn Quang
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
PGS.TS. Nguyễn Văn Trào
PGS.TS. Trần Xuân Điệp
1 - 3
3
Ngữ pháp chức năng
GS.TS. Hoàng Văn Vân
1 - 3
4
Nghiên cứu dịch thuật
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
PGS.TS. Lâm Quang Đông
GS.TS. Hoàng Văn Vân
1 - 3
5
Ngữ nghĩa học
PGS.TS. Võ Đại Quang
TS. Hà Cẩm Tâm
1 - 3
6
Văn học
Ngôn ngữ văn học
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thơm
TS. Ngô Tự Lập
1 - 3
7
Ngôn ngữ học tri nhận
PGS.TS. Nguyễn Văn Trào
PGS.TS. Ngô Xuân Phương
PGS.TS. Nguyễn Hữu Độ
TS. Nguyễn Đức Hoạt
PGS.TS. Trần Văn Phước
GS.TS. Hoàng Văn Vân
TS. Huỳnh Anh Tuấn
1 - 3
8
Tiếng Anh toàn cầu
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
TS. Hoàng Xuân Hoa
1 - 3
9
Dụng học
Dụng học giao văn hóa
GS.TS. Nguyễn Quang
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
PGS.TS. Kiều Thị Thu Hương
1 - 3
10
So sánh đối chiếu các ngôn ngữ
TS. Nguyễn Huy Kỷ
PGS.TS. Nguyễn Hữu Độ
1 - 3
 
2.Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Những vấn đề liên quan đến người học:
- Phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực làm việc của người học trong môi trường xã hội đa dạng, nhằm đạt được mục đích cá nhân và giao tiếp trong môi trường đa văn hóa
- Việc hình thành căn tính của người học trong quá trình học ngoại ngữ
- Tác động của khát vọng  học tiếng Anh tới kết quả học tập
- Các yếu tố xã hội-nhận thức tác động đến động lực học của học sinh
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
TS. Tô Thị Thu Hương
TS. Dương Thị Nụ
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
TS. Trần Thị Hoài Phương
1 - 3
2
Những vấn đề liên quan đến phát triển nghiệp vụ của giáo viên:
- Vai trò của việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đến phương pháp giảng dạy của họ
- Những phương pháp phát triển năng lực nghiệp vụ do giáo viên tự xây dựng
- Vai trò của sự hỗ trợ từ cộng đồng học tập đối với việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh / năng lực chuyên môn của giáo viên không phải người bản ngữ
- Vai trò của giảng dạy có suy tư (chiêm nghiệm) đối với việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên
- Việc kiến tạo, tái kiến tạo căn tính nghề nghiệp của giáo viên
- Tác động của việc tham gia nghiên cứu cải tiến phương pháp sư phạm đối với việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên
GS.TS. Nguyễn Hòa
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
TS. Trần Thị Hoài Phương
1 - 3
3
Những vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ:
- Tác động của chính sách ngôn ngữ và việc thực thi chính sách đó đối với phương pháp dạy học trên lớp của giáo viên
- Những thách thức trong việc thực thi chủ trương dạy học theo chuẩn năng lực
- Tác động của chính sách sử dụng tiếng Anh để dạy các môn khoa học đối với kết quả học tập của học sinh
GS.TS. Nguyễn Hòa
GS.TS. Hoàng Văn Vân
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
TS. Nguyễn Đức Hoạt
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
TS. Trần Thị Hoài Phương
1 - 3
4
Những vấn đề liên quan đến sử dụng công nghệ trong dạy học:
- Những chiến lược học sinh và giáo viên dùng để sử dụng công nghệ nhằm tiếp cận với ngôn ngữ tự nhiên
- Những chiến lược giáo viên sử dụng công nghệ để phát triển nghiệp vụ và hiệu quả của những chiến lược đó
- Sử dụng công nghệ để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh
- Vai trò của công nghệ (ví dụ Google docs, blogging, v,v,) trong việc khuyến khích việc tự đánh giá đồng đẳng trong học sinh
- Tác động của việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học có sử dụng công nghệ đối với việc hình thành năng lực học độc lập
GS.TS. Hoàng Văn Vân
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
TS. Đỗ Tuấn Minh
TS. Đỗ Minh Hoàng
1 - 3
5
Những vấn đề liên quan đến dạy học liên văn hóa:
- Niềm tin và thực tế giảng dạy của giáo viên về đường hướng dạy ngoại ngữ liên văn hóa
- Vai trò của văn hóa quần chúng trong việc thúc đẩy học ngoại ngữ
- Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 cho người học qua giáo dục ngoại ngữ
GS.TS. Nguyễn Quang
GS.TS. Hoàng Văn Vân
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
PGS.TS. Nguyễn Văn Trào
1 - 3
6
Những vấn đề liên quan đến thực tế giảng dạy trên lớp của giáo viên:
- Phương pháp nhận xét phản hồi của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh
- Những đường hướng nhận xét sửa lỗi cho học sinh theo lý thuyết tri nhận - xã hội
- Niềm tin và thực tế thực hiện về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giờ học
- Tác động của việc dạy các ngữ cố định đối với kết quả học tập của học sinh
- Lồng ghép mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu vào giờ học tiếng Anh
- Thực hiện phương pháp sư phạm phản biện xã hội trong lớp học ngoại ngữ
- Những cải tiến về phương pháp giáo viên sử dụng để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ/ từ vựng/ngữ pháp cho học sinh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Võ Đại Quang
PGS.TS. Ngô Xuân Phương
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
TS. Trần Thị Hoài Phương
1 - 3
7
Những vấn đề liên quan đế tư liệu giảng dạy/ sách giáo khoa:
- Đánh giá sách giáo khoa theo lý thuyết phương pháp sư phạm phản biện xã hội
- Đánh giá sách giáo khoa theo lý thuyết liên văn hóa
- Niềm tin của giáo viên về vai trò của sách giáo khoa và thực tế sử dụng sách giáo khoa trong lớp học
PGS.TS. Lê Văn Canh
PGS.TS. Lê Hùng Tiến
TS. Nguyễn Huy Kỷ
TS. Đỗ Tuấn Minh
TS. Huỳnh Anh Tuấn
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
TS. Trần Thị Hoài Phương
1 - 3
 
3.Chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa:
Nghiên cứu so sánh, đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ như phát âm, ngữ điệu, các loại từ, các hiện tượng ngữ pháp, các hiện tượng ngữ nghĩa
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Vũ Xuân Đoàn
PGS.TS. Đường Công Minh
PGS.TS. Nguyễn Vân Dung
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly
TS. Nguyễn Hữu Hải
TS. Đỗ Quang Việt
TS. Đỗ Thị Bích Thủy
1 - 3
2
Lĩnh vực ngữ dụng:
Nghiên cứu so sánh đối, chiếu các hành động ngôn ngữ, các kịch bản giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân, các phương thức lịch sự...
PGS.TS. Trịnh Đức Thái
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Đinh Hồng Vân
PGS.TS. Nguyễn Vân Dung
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
TS. Đỗ Quang Việt
TS. Cao Thị Thanh Hương
1 - 3
3
Giao tiếp liên văn hóa:
Nghiên cứu so sánh, đối chiếu các hiện tượng văn hóa, các biến thể văn hóa, các phương pháp phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Trịnh Đức Thái
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình
PGS.TS. Đinh Hồng Vân
PGS.TS. Đường Công Minh
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
TS. Đỗ Quang Việt
1 - 3
4
Dịch thuật:
Nghiên cứu các loại hình dịch thuật, so sánh các văn bản dịch với bản gốc, các thủ thuật ngôn ngữ trong dịch thuật
PGS.TS. Đinh Hồng Vân
PGS.TS. Trịnh Đức Thái
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Vũ Văn Đại
TS. Nguyễn Việt Tiến
1 - 3
5
Văn học, văn hóa:
Nghiên cứu các phương thức, thủ thuật ngôn ngữ trong quá trình xây dựng văn bản văn học, xây dựng nhân vật
PGS.TS. Nguyễn Vân Dung
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình
TS. Đỗ Thị Bích Thủy
TS. Cao Thị Thanh Hương
1 - 3
 
4.Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Pháp:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Nghiên cứu cơ bản các khái niệm và lĩnh vực có liên quan đến việc dạy - học tiếng Pháp
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
1 - 3
2
Những thành tố của Quan điểm hành động trong Giáo học pháp ngoại ngữ hiện nay
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly
TS. Đỗ Thị Bích Thủy
1 - 3
3
Lý thuyết thụ đắc Ngôn ngữ và Phương pháp dạy và học tiếng Pháp cho đối tượng đặc thù (trẻ em, ngưới lớn tuổi...)
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
PGS.TS. Đường Công Minh
1 - 3
4
Đa ngữ (plurilinguisme) và vấn đề dạy – học ngoại ngữ thứ 2
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
PGS.TS. Đường Công Minh
TS. Cao Thị Thanh Hương
1 - 3
6
Lý thuyết các ngành khoa học liên ngành và việc dạy – học các hành động ngôn từ
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
PGS.TS. Đường Công Minh
TS. Nguyễn Hữu Hải
1 - 3
7
Giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ dưới ánh sáng của các lý thuyết mới
PGS.TS. Nguyễn Lân Trung
PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
PGS.TS. Trần Đình Bình
PGS.TS. Trịnh Văn Minh
PGS.TS. Đường Công Minh
TS. Nguyễn Thị Cúc Phương
TS. Vi Văn Đính
1 - 3
 
5.Chuyên ngành Ngôn ngữ Nga:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Thành ngữ:
- Đặc điểm ngữ nghĩa-từ vựng của thành ngữ Nga liên quan đến các phần riêng biệt của cơ thể người từ góc độ của người nói tiếng Việt.
- Đặc điểm ngữ nghĩa-từ vựng của thành ngữ Nga liên quan đến việc cảm nhận hiện thực khách quan của người Nga.
- Đặc điểm ngữ nghĩa-từ vựng của thành ngữ Nga liên quan đến hoạt động của con người dưới góc độ đối chiếu với tiếng Việt.
PGS.TS. Nguyễn Quý Mão
PGS.TS. Lưu Bá Minh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Chinh
TS. Nguyễn Tùng Cương
TSKH. Lê Đức Thụ
PGS.TS. Vũ Thị Chín
TS. Nguyễn Văn Hòa
1 - 3
2
Từ vựng học:
- Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của các nhóm từ vựng ngữ nghĩa trong các lĩnh vực khác nhau như:
  1. Thương mại
  2. Hợp đồng
  3. Quân sự
  4. Lễ hội, tập tục, truyền thống
  5. Biểu hiện tên gọi địa lí, tên người Nga, màu sắc, các hiện tượng thiên nhiên
PGS.TS. Nguyễn Quý Mão
PGS.TS. Lưu Bá Minh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Chinh
TS. Nguyễn Tùng Cương
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Phùng Trọng Toản
TS. Lưu Hòa Bình
1 - 3
3
Các quan hệ ngữ nghĩa:
- Quan hệ không gian trong tiếng Nga
- Quan hệ tính ngữ trong tiếng Nga
- Quan hệ đối lập trong tiếng Nga
- Quan hệ nhượng bộ trong tiếng Nga
PGS.TS. Nguyễn Quý Mão
PGS.TS. Lưu Bá Minh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Chinh
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa
TS. Nguyễn Tùng Cương
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Phùng Trọng Toản
1 - 3
4
Cú pháp:
- Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và đối chiếu các loại câu khác nhau của 2 ngôn ngữ Nga Việt, ví dụ như câu vô nhân xưng, câu nhân xưng khái quát, câu cầu khiến.
- Liên từ và chữ liên từ dùng trong các cấu trúc câu khác nhau với các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau.
PGS.TS. Bùi Hiền
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Nguyễn Thị Cơ
TS. Nguyễn Ngọc Hà
TS. Nguyễn Văn Toàn
TS. Vũ Đình Giáp
TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
1 - 3
 
 
6.Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Nga:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Nghiên cứu việc xây dựng (hoặc cải tiến) phương pháp, thủ pháp dạy - học một (hoặc hơn một) kỹ năng tiếng Nga (Nói, Nghe, Đọc, Viết, Dịch) phù hợp điều kiện của cơ sở đào tạo dựa trên một giáo trình, sách giáo khoa cụ thể đang lưu hành.
GS.TS. Đỗ Đình Tống
GS.TS. Dương Đức Niệm
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
1 - 3
2
Xây dựng giáo trình cho một khóa học kèm theo phương pháp, thủ pháp dạy - học cho một đối tượng người học cụ thể.
GS.TS. Đỗ Đình Tống
GS.TS. Dương Đức Niệm
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
1 - 3
3
Xây dựng tài liệu bổ trợ cho một kỹ năng tiếng Nga (Nói, Nghe, Đọc, Viết, Dịch) theo một giáo trình, sách giáo khoa cụ thể đang lưu hành.
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
1 - 3
4
Xây dựng mới (hoặc cải tiến) phương pháp, thủ pháp dạy-học một (hoặc hơn một) bình diện kiến thức (Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, Đất nước học) tiếng Nga cho một giai đoạn dạy-học cụ thể với đối tượng người Việt Nam.
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Nguyễn Ngọc Hà
1 - 3
5
Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đề xuất áp dụng hệ phương pháp, thủ pháp mới để cải tiến, nâng cao hiệu quả của một khóa học tiếng Nga.
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Nguyễn Ngọc Hà
1 - 3
6
Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích những quan điểm dạy học ngoại ngữ phổ quát và hiện đại để đề xuất mới cơ sở lý luận cho một phương pháp dạy học tiếng Nga phù hợp điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tư
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Nguyễn Ngọc Hà
1 - 3
7
Các yếu tố đất nước học, văn hóa, xã hội, nghệ thuật và vai trò hình thành năng lực tiếng cho người Việt trong quá trình dạy học tiếng Nga.
TS. Nguyễn Văn Hải
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Vũ Quốc Thái
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Đinh Thị Thu Huyền
TS. Trịnh Thị Phan Anh
TS. Nguyễn Ngọc Hà
1 - 3
8
Sử dụng phương tiện kỹ thuật, các phương tiện dạy học khác nhau để hỗ trợ nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Nga.
TS. Đặng Ngọc Đức
TS. Nguyễn Hồng Thắng
TS. Nguyễn Văn Toàn
TS. Nguyễn Thị Phương Liên
1 - 3
9
Nghiên cứu các hình thức và cách tiến hành các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài chương trình khóa học để hình thành năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
TS. Nguyễn Hồng Thắng
TS. Nguyễn Văn Toàn
TS. Nguyễn Thị Phương Liên
PGS.TS. Trần Quang Bình
PGS.TS. Vũ Ngọc Vinh
TS. Nguyễn Thị Thanh Hà
1 - 3
 
7.Chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Nghiên cứu từ ngữ mới trong tiếng Hán với bối cảnh văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Phạm Minh Tiến
1 - 3
2
Nghiên cứu cách sử dụng kính ngữ trong các văn bản giao dịch kinh tế, ngoại giao...
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Hoa Ngọc Sơn
TS. Phạm Minh Tiến
1 - 3
3
Nghiên cứu đối chiếu cách dùng từ ngữ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Võ Thị Minh Hà
TS. Phạm Đức Trung
1 - 3
4
Nghiên cứu đối chiếu các nhóm hư từ đồng nghĩa giữa tiếng Hán và tiếng Việt
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
TS. Vũ Thị Hà
TS. Nguyễn Thị Lệ Quyên
1 - 3
5
Nghiên cứu đối chiếu cách biểu đạt phạm trù không gian, thời gian giữa tiếng Hán và tiếng Việt
PGS.TS. Cầm Tú Tài
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
TS. Võ Thị Minh Hà
TS. Đặng Thế Tuấn
1 - 3
6
Nghiên cứu đối chiếu các từ ngữ văn hoá biểu đạt cùng một phạm trù giữa tiếng Hán và tiếng Việt
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
TS. Nguyễn Đại Cồ Việt
TS. Đinh Quang Trung
1 - 3
7
Nghiên cứu đối chiếu các thể thức giao tiếp giữa tiếng Hán và tiếng Việt
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Phạm Đức Trung
TS. Hoa Ngọc Sơn
TS. Nguyễn Đình Hiền
TS. Nguyễn Ngọc Long
1 - 3
8
Nghiên cứu đánh giá về các vấn đề dùng từ, chuyển đổi kết cấu trong các bản dịch song ngữ Hán - Việt
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
TS. Phạm Đức Trung
TS. Hoa Ngọc Sơn
TS. Nguyễn Đình Hiền
TS. Nguyễn Ngọc Long
1 - 3
9
Phân tích, đánh giá và bổ sung nội dung vào các từ điển song ngữ Hán - Việt
GS.TS. Nguyễn Văn Khang
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Hoa Ngọc Sơn
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
TS. Nguyễn Thị Lệ Quyên
1 - 3
10
Vận dụng các kết quả đối chiếu ngôn ngữ Hán Việt trong thiết kế giáo trình giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Đặng Thế Tuấn
TS. Nguyễn Văn Thiện
TS. Nguyễn Ngọc Hoa
TS. Nghiêm Thị Thúy Hằng
1 - 3
 
8.Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc:
 
TT
Hướng nghiên cứu
Giảng viên có thể hướng dẫn
Số NCS có thể nhận
1
Nghiên cứu phương pháp giảng các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết (với những đối tượng cụ thể)
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Hà Lê Kim Anh
TS. Đinh Thị Hồng Thu
TS. Phạm Đức Trung
TS. Võ Thị Minh Hà
1 - 3
2
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy các môn Lí thuyết (Đất nước học, Văn học, Lý thuyết tiếng, tiếng Hán chuyên ngành...)
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Nguyễn Đại Cồ Việt
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
TS. Vũ Thị Hà
TS. Nguyễn Ngọc Anh
1 - 3
3
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy chữ Hán (với những đối tương cụ thể)
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Nguyễn Đình Hiền
TS. Phạm Đức Trung
TS. Nguyễn Đại Cồ Việt
1 - 3
4
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy dịch gồm Hán - Việt, Việt - Hán; dạy dịch nói, dạy dịch viết từng/ các giai đoạn
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Phạm Đức Trung
TS. Phạm Minh Tiến
TS. Hoa Ngọc Sơn
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
1 - 3
5
Nghiên cứu lỗi sai của học sinh (sinh viên) từng cấp và từng hình thức đào tạo về Từ vựng, Ngữ pháp, chữ Hán
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Hà Lê Kim Anh
TS. Phạm Đức Trung
TS. Đinh Thị Hồng Thu
TS. Trần Thị Kim Loan
1 - 3
6
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giáo trình; thiết kế giáo trình; sử dụng giáo trình các cấp học, các giai đoạn
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Hà Lê Kim Anh
TS. Trần Thị Kim Loan
TS. Trịnh Thị Thanh Hà
1 - 3
7
Nghiên cứu sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học các kỹ năng và các môn lý thuyết.
PGS.TS. Cầm Tú Tài
TS. Đỗ Thị Thanh Huyền
TS. Phạm Đức Trung
TS. Trần Thị Kim Loan
TS. Hoa Ngọc Sơn
1 - 3
8
Nghiên cứu phương pháp tạo hứng thú trong học tập tiếng Hán của học sinh (sinh viên) với một hoặc một số kỹ năng và từng môn lý thuyết (Nhất là những môn xưa nay được coi là khô khan, khó gây hứng thú).
PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
TS. Hà Lê Kim Anh
TS. Phạm Minh Tiến
TS. Võ Thị Minh Hà
TS. Vũ Thị Hà
TS. Nguyễn Thị Lệ Quyên
1 - 3
9
Nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Trung Quốc của học sinh, sinh viên Việt Nam (có thể chọn trong giao tiếp nói, viết. dịch...) và giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
TS. Đinh Thị Hồng Thu
TS. Hà Lê Kim Anh
TS. Vũ Thị Hà
TS. Nguyễn Thị Lệ Quyên
1 - 3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

HỒ SƠ CHUYỂN TIẾP SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ TỪ CỬ NHÂN
 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
 

 

Số: 296 /ĐHNN-SĐH
V/v chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ từ cử nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
Hà Nội, ngày 14  tháng 04  năm 2015
 
Kính gửi: Trưởng các Khoa đào tạo
    
Thực hiện kế hoạch tuyển sinh sau đại học năm 2015, Hội đồng Tuyển sinh Sau đại học Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xét tuyển chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ từ cử nhân năm 2015 được tổ chức thành 2 đợt sau:
                Đợt 1 (đối với sinh viên tốt nghiệp sau tháng 6 năm 2014)
                Đợt 2 (đối với sinh viên tốt nghiệp trong năm 2015)
Sinh viên tốt nghiệp đại học sau tháng 6 năm 2014 và năm 2015 thuộc các ngành có đào tạo sau đại học, nếu đạt thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học, có thể được xét học chuyển tiếp ở bậc học tiến sĩ tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN mà không cần tham dự kỳ thi tuyển sinh.
Hồ sơ chuyển tiếp sinh gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn xin xét chuyển tiếp sinh của sinh viên tốt nghiệp (theo mẫu).
2. Đề nghị xét chuyển tiếp sinh của Khoa đào tạo.
3. Sơ yếu lý lịch (mới nhất).
4. Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp (mới nhất).
5. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học (nếu đã được cấp) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp hợp lệ.
6. Bảng điểm đại học toàn khoá.
7. Bản kê danh mục các công trình khoa học đã được công bố cùng bản sao chụp các công trình đó (bao gồm bài viết, trang bìa, trang mục lục sách hay tạp chí).
8. Đề cương nghiên cứu.
9. Bản sao có công chứng các giấy tờ xác nhận thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học.
10. Hai ảnh 4x6(có ghi tên và ngày tháng năm sinh sau ảnh) và 03 phong bì (có dán tem, ghi rõ địa chỉ thí sinh, số điện thoại để liên hệ).
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiếp sinh năm 2015:
Đợt 1 (đối với sinh viên tốt nghiệp sau tháng 6 năm 2014): Trước ngày 28/02/2015
Đợt 2 (đối với sinh viên tốt nghiệp trong năm 2015):  Trước ngày 01/08/2015
Các mẫu Danh sách đề nghị chuyển tiếp sinhĐơn xin xét chuyển tiếp sinh và nội dung Điều 28 Quy chế Đào tạo sau đại học ở ĐHQG Hà Nội được gửi kèm theo Công văn này.
Đề nghị các Khoa thông báo cho sinh viên sắp tốt nghiệp, tuyển chọn các sinh viên có đủ điều kiện chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ, gửi danh sách và hồ sơ chuyển tiếp sinh về Trường qua Khoa Sau đại học trước ngày 28/02/2015 (đợt 1) và trước ngày 01/8/2015 (đợt 2).
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: HCTH, SĐH.
 
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký
 
(đã kí)
 
PGS.TS. Ngô Minh Thủy
 
 
 
 
 
 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

 

Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 201...
 
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CHUYỂN TIẾP SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Đơn vị đề nghị: KHOA ......................
 
Kính gửi:  Hội đồng Tuyển sinh sau đại học
Khoa Sau đại học
 
Thực hiện kế hoạch tuyển sinh sau đại học năm 201..., Khoa ........ đề nghị Hội đồng Tuyển sinh sau đại học xét duyệt chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ đợt .... năm 201... theo danh sách như sau:
TT
Họ và tên
Ngày sinh
Hệ đào tạo
Điểm TBC môn Ngoại ngữ thứ hai
Điểm TBC toàn khoá học
Điểm thưởng thành tích NCKH
Ghi chú
1.            
Nguyễn Văn A …
18.05.1989 …
Chất lượng cao …
3.75 …
3.67 …
0.15 ...
 
2.            
 
 
 
 
 
 
           
Tổng số sinh viên được đề nghị chuyển tiếp:      ………….
Xin gửi lời chào trân trọng.
Trưởng Khoa

 

 
M05.1
 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
====================
 
ĐƠN XIN XÉT CHUYỂN TIẾP SINH NĂM …
(Dùng cho sinh viên đã tốt nghiệp) 
 
1.     Họ và tên:   .........................................................................................  2. Giới tính: ..................
3.     Ngày sinh:  ...............................................................................................................................
4.     Nơi sinh:    ................................................................................................................................
5.     Địa chỉ liên lạc:...........................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
 Số điện thoại:.................................................................................................................................
6.     Đã được đào tạo bậc đại học:  
Tại Trường:..............................................................................................................................
Ngành:......................................................................................................................................
Năm tốt nghiệp:........................................................................................................................
Hệ đào tạo:
                                       Cử nhân tài năng                       Cử nhân chất lượng cao
                                       Chính quy tập trung                   (Khác).........................................................
7.     Xin đăng kí xét chuyển tiếp sinh đào tạo:
Bậc:            Đào tạo tiến sĩ                                       
Tại:...............................................................................................................................................
Ngành:..........................................................................................................................................
Chuyên ngành:..............................................................................................................................            
 
                                                                           
 
Hà Nội, ngày    tháng    năm   
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
 

 

 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
(ban hành theo Quyết định số 1555/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25 tháng 5 năm 2011
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
 
 
1. Điều kiện xét chuyển tiếp sinh:
b) Sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy của Đại học Quốc gia Hà Nội được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:
- Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ;
- Tổng điểm trung bình chung tích lũy toàn khoá và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học đạt từ 3,7 trở lên;
- Đạt điều kiện về môn ngoại ngữ tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội tại thời điểm xét hồ sơ;
- Có nguyện vọng và được đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận.
2. Quy định về mức điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học
a) Đối với công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
- Đạt giải thưởng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: giải nhất: 0,2 điểm; giải nhì: 0,15 điểm; giải ba: 0,1 điểm; giải khuyến khích: 0,07 điểm;
- Đạt giải thưởng cấp trường hoặc cấp khoa trực thuộc: giải nhất: 0,1 điểm; giải nhì: 0,07 điểm; giải ba: 0,05 điểm.
b) Đối với bài báo khoa học đăng ở tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện): cấp quốc tế: 0,2 điểm; cấp quốc gia: 0,15 điểm; cấp cơ sở: 0,1 điểm;
c) Nếu công trình nghiên cứu khoa học hoặc các bài báo khoa học do nhiều người thực hiện thì điểm thưởng được chia đều cho số người tham gia. Sinh viên có nhiều thành tích thì được tích lũy điểm thưởng nhưng không quá 0,5 điểm;
d) Mức điểm thưởng cho các thành tích khác về nghiên cứu khoa học do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp.

 ========================================================

Tải toàn văn thông báo tại đây >>>

 Tải đề cương nội dung thi các môn tại đây >>>
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về