Menu

Thông báo

Truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 27470

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 433397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9740905

Quảng cáo


Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Hoạt động nhà trường

ĐỂ HIỀN TÀI THỰC SỰ LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA

Thứ hai - 29/02/2016 14:49

Được thành lập từ năm 1969 theo nguyện vọng của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trực thuộc trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường THPT có chất lượng đào tạo hàng đầu của Việt Nam. 

 

Mỗi năm ĐHQGHN cho phép nhà trường được tuyển 380 học sinh trên phạm vi toàn quốc, đào tạo chuyên các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Từ năm 2008 học sinh của trường được học thêm ngoại ngữ thứ 2. PTCNN trở thành trường đầu tiên và duy nhất đào tạo hai ngoại ngữ ở nước ta. Hàng năm, 100% học sinh của trường tốt ngiệp THPT, 98 đến 100% đỗ vào các trường đại học với nhiều thủ khoa; nhiều đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia có tỉ lệ 100% đoạt giải qua các kỳ thi. Để PTCNN có được kết quả đào tạo ổn định và bền vững như vậy là do sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Nhà trường kiên định quan điểm giáo dục toàn diện, giữ vững phương trâm: Dạy thật - Học thật - Kết quả thật. Thầy cô tâm huyết và trách nhiệm với từng học sinh, gần gũi và thân thiện với các em trong các hoạt động giáo dục, không ngừng tìm tòi đổi mới phương pháp dạy – học và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy cá tính sáng tạo của người học. Những giá trị được đề cao trong mục tiêu đào tạo của nhà trường, đó là: Phát triển cá nhân toàn diện; Kiến thức văn hóa vững chắc; Năng lực ngoại ngữ vững vàng để theo học các trường đại học trong nước và quốc tế; Khả năng trình bày và làm việc theo nhóm; Tự tin, năng động và khao khát thành công; Trung thực, tôn trọng mọi người; Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
 
Góp phần quan trọng làm nên thương hiệu của PTCNN là tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo nhà trường hơn 40 năm qua.
Khi gặp TS Lê Thị Chính, hiệu trưởng nhà trường hiện nay, chúng tôi đã biết rằng những suy nghĩ của mình đúng với thực tế. 34 năm đứng trên bục giảng, những dấu ấn nghề nghiệp như thấm đẫm trong con người chị. Ở chị toát lên sự dịu dàng, kiên nghị của một nhà giáo đầy kinh nghiệm và sự tháo vát của một người lãnh đạo dám nghĩ dám làm. Bắt đầu câu chuyện, TS Chính nói về học sinh của mình: Tôi luôn bất ngờ về sự thông minh và sáng tạo của các em. Chính các em đã đóng vai trò chủ động và quyết định làm nên sự mới mẻ và hữu ích của nhiều hoạt động giáo dục tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhiều năm nay. Rồi chị đã kể về một trong những đặc sản của PTCNN, đó là chương trình 10+ ( Chương trình định hướng Tân học sinh). Năm 2008, nhờ sự giới thiệu của một học sinh Việt Nam theo học ở Singapore, nhà trường đã cử 5 học sinh tham dự Hội thảo các nhà lãnh đạo trẻ Châu Á lần thứ nhất. Sau một tuần tham dự Hội thảo, các em trở về với nhiệt huyết cháy bỏng: mong được cùng thầy cô, cùng bạn bè làm đẹp hơn trường Chuyên Ngoại ngữ, làm mới hơn môi trường giáo dục Việt Nam.
Đọc Dự án do các em đề xuất, TS Chính đã vô cùng ngạc nhiên, khâm phục tài năng của các em, và đặc biệt xúc động trước tình yêu của các em đối với mái trường của mình. Chị đã đồng ý cho thực hiện Chương trình với những điều chỉnh để phù hợp với thực tế Việt Nam.
Và 10+ 2008 đã thành công ngoài mong đợi, gây cảm xúc mạnh, có hiệu ứng rộng rãi tới học sinh Chuyên ngữ và nhiều trường khác trên cả nước. Chương trình hoàn toàn do học sinh thực hiện, từ kế hoạch, đến nhân sự và các bước tiến hành. Thầy cô chỉ hỗ trợ các em ở những phần việc cụ thể. Qua 4 năm thực hiện, chương trình luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo học sinh và phụ huynh, trở thành hoạt động ngoại khóa thường niên do Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo trẻ CNN thực hiện. Tại Việt Nam, Chương trình mới chỉ có ở trường Chuyên ngữ.
    • Nghe cô hiệu trưởng nói về chương trình 10+ hay quá. Nhưng vạn sự khởi đầu nan. Sự bắt đầu chắc cũng lắm gian nan?
    • Nhà báo nói đúng, Vì chương trình quá mới mẻ. Bản thân tôi cũng hiểu dần ra trong quá trình quan sát các em thực hiện. Vì thế tôi chia sẻ với những ý kiến phản đối hoặc ngại ngần của nhiều cán bộ giáo viên. Bây giờ thì không phải bàn cãi gì nữa rồi. Các thầy cô đã cùng với các em tổ chức chương trình, vừa hỗ trợ, vừa học được từ các em những điều quan trọng. Chúng tôi hiểu sâu sắc rằng: Khi học sinh được tin tưởng và tạo cơ hội, các em bộc lộ những năng lực sáng tạo bất ngờ. Học sinh có cách nói riêng, mà sức thuyết phục có khi gấp nhiều lần thầy cô nói. Giá trị dễ nhận thấy nhất từ 10+ là đã tạo nên một không khí thân thiện, một sự kết nối bền vững giữa các thế hệ học sinh với nhau và với nhà trường, kết nối với các thầy cô. PTCNN trở thành gia đình gần gũi thân thiết của mỗi thành viên. Các anh chị lớp trước có trách nhiệm định hướng cho các em lớp sau. Tôi đã nói nhiều lần với các nhà báo rằng: cảm giác an toàn, thân thiện là điều rất quan trọng cho sự phát triển của học sinh khi tới trường. Chúng tôi đang rất nỗ lực để giữ cho các em cảm giác đó.
Ngoài 10+, trường PTCNN còn có các chương trình ngoại khóa thường niên khác. Chương trình Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ (dạ hội tiếng); Lễ dâng hương và báo công của Khối 12 tại khu Đá Chông - Ba vì Hà Nội; Hội vui KHTN, Sân khấu hóa các tác phẩm văn chương, Thi học sinh thanh lịch và các hoạt động thể thao… Những chương trình đó đã khiến các thành viên trong “Gia đình Chuyên ngữ” dù ở phương trời nào cũng luôn nhớ về với niềm tự hào.
Những năm gần đây sĩ số học sinh của trường tăng nhanh, nhiều thầy cô có kinh nghiệm được hưởng chế độ hưu, nhà trường phải tuyển thêm nhiều giáo viên mới. Một số thầy cô mới ra trường cần có thời gian để trau dồi chuyên môn, mong đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy tại trường Chuyện. Thẳng thắn trao đổi, hướng dẫn tỉ mỉ về chức năng nhiệm vụ, về phong cách làm việc, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời khích lệ động viên…là cách mà Lãnh đạo trường THPT chuyên Ngoại ngữ lựa chọn để bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ. Nhiều giáo viên trẻ tài năng cảm thấy may mắn khi được làm việc ở trường Chuyên ngữ, dù rằng mức lương ban đầu của họ thấp hơn nhiều lần so với giáo viên nhiều trường dân lập. Tại đây, họ như được tiếp thêm sức mạnh về lòng yêu nghề, yêu học sinh, về tinh thần dám nghĩ dám làm. Có giáo viên trẻ đã tâm sự với TS Chính: Mỗi khi đứng cạnh cô, em nghĩ, có lẽ mình lại sắp làm được một cái gì đó.
Gắn bó với giáo dục 34 năm, trong đó có gần 25 năm công tác tại các trường Chuyên, TS Chính đã có nhiều đề xuất về GD trường Chuyên được các cấp lãnh đạo ghi nhận. Nhưng băn khoăn lớn nhất của chị vẫn là vấn đề các nhà trường có dám làm không? Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục trường Chuyên nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung để có được kết quả thực chất. Để hiền tài thực sự là nguyên khí của quốc gia có lẽ phải tính toán lại phương án đầu tư và chiến lược bồi dưỡng nhân tài. Hiện tại một tỉ lệ không nhỏ “hiền tài” của Việt Nam được nuôi dưỡng từ các trường Chuyên đang trở thành nguyên khí các Quốc gia khác.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hình ảnh

Video

Văn nghệ

Thời khóa biểu

  • TKB HK2
    TKB Phụ đạo K12Tải về
  • TKB HK1
    TKB HK1 (áp dụng từ ngày 16/3)Nhấn vào đây để tải về